Chất xyanua, hay còn gọi là cyanide là một trong những chất hóa học bị cấm lưu hành trái phép trên thị trường hiện nay. Liệu chất xyanua có độc không? Xyanua có thể gây ngộ độc không? Câu trả lời sẽ được ANY Việt Nam trả lời ngay trong bài viết hôm nay.

Xyanua là gì? Xyanua có độc không?

Xyanua là gì? Xyanua có độc không?

Khi nhắc đến xyanua chắc hẳn nhiều người không khỏi lo lắng xyanua có độc không và mức độ độc của xyanua như thế nào. Để tìm hiểu rõ hơn các vấn đề xoay quanh xyanua, ANYBUY mời bạn cùng khám phá ngay sau đây.

Xyanua là gì?

  • Cyanide hay xyanua (tên Tiếng Việt bắt nguồn từ Tiếng Pháp cyanure) là một hợp chất hóa học có chứa nhóm cyano (C≡N), bao gồm một nguyên tử carbon liên kết ba với một nguyên tử nitơ.
  • Tiếp xúc với một lượng lớn cyanide có thể gây tổn hại cho não và tim mạch, nếu tiếp xúc ở liều lượng thấp có thể gây những hậu quả như khó thở, đau tim, nôn mửa, thay đổi máu, đau đầu, làm rộng tuyến giáp. Chỉ cần 50–200 mg cyanide hoặc hít phải 0,2% khí cyanide, có thể giết chết ngay lập tức một người trưởng thành. Cyanide được dùng làm thuốc độc rất nhiều từ xa xưa, nhất là hydro cyanide được chế độ Quốc xã ở Đức sử dụng để xử tử tập thể trong phòng hơi ngạt trong suốt thời kỳ Holocaust.
  • Trước khi tìm hiểu xyanua có độc không, bạn cũng cần biết chất xyanua là gì cũng như một số thông tin về chất này. Xyanua là hóa chất tác động cực mạnh, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong thời gian ngắn với một lượng rất nhỏ. Xyanua tồn tại dưới nhiều dạng hợp chất khác nhau nhưng đa phần đều gây hại và rất nguy hiểm.
  • Xyanua được xem là một chất độc cực kỳ nguy hiểm, tuy nhiên chúng vẫn được sử dụng trong các hoạt động sản xuất công nghiệp. Chính vì vậy, việc thiết lập và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về nhập khẩu, lưu thông, phân phối, bảo quản, sử dụng và kiểm soát ô nhiễm xyanua là vô cùng cần thiết. Nếu không, chất độc này có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của con người.
  • Một số dạng xyanua phổ biến như hydro xyanua, xyanua clorua, tinh thể kali xyanua, natri xyanua,… Mùi vị của xyanua được miêu tả khá giống với vị đắng nhẹ của hạnh nhân và nếu chỉ có ít, thậm chí còn không phát ra mùi, gây cản trở trong quá trình nhận biết sự tồn tại của xyanua.
Xyanua là gì?

Trong tự nhiên, nhiều thực phẩm cũng có chứa xyanua, điển hình như khoai mì, hạnh nhân, đậu lima còn sống,… Các trái cây như đào, táo, mơ,… cũng có xyanua nhưng khá ít. Khói thuốc lá cũng có một lượng xyanua nhất định gây hại khi dùng lâu dài. Ngoài những thông tin trên về xyanua, nhiều bài báo khoa học quốc tế cũng cho biết thêm về xyanua như:

  • Chất khí hydro xyanua không có màu nhưng vị hơi đắng nhẹ gần giống hạnh nhân nhưng chỉ có khoảng 40% dân số thế giới nhận ra điều bất thường này.
  • Chất độc xyanua được tìm thấy lần đầu tiên vào khoảng năm 1782 bởi một nhà hóa học người Thụy Điển.
  • Các trường hợp khẩn cấp và dùng đúng cách, xyanua có thể ứng dụng làm thuốc.
  • Măng tươi là thực phẩm có chứa khá nhiều xyanua. Trong 1kg măng tươi nguyên củ có thể chứa đến 250mg xyanua, con số có thể lấy đi tính mạng 1 người nên điều bạn cần làm là hãy rửa măng thật sạch, sơ chế kỹ trước khi ăn.

Xyanua có độc không?

  • Nhiều người khi nghe đến xyanua không khỏi thắc mắc liệu xyanua có độc không, có hại đến cơ thể không? Thực tế chứng minh, chỉ với khoảng 50 – 150mg xyanua không những làm hại sức khỏe mà còn cướp đi tính mạng của 1 người khỏe mạnh. Đây là chất cực độc và tại Việt Nam đã bị cấm lưu hành, buôn bán, trao đổi, phát tán, sử dụng,… dưới mọi hình thức.
  • Chia sẻ về vấn đề xyanua có độc không, các chuyên gia cho biết, xyanua là chất độc cực mạnh và chỉ cần ăn phải 1 lượng nhỏ cũng có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là mất mạng. Chất độc xyanua khi vào đến cơ thể có tốc độ hấp thu cực nhanh, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, thần kinh, hô hấp, tuần hoàn và cuối cùng là lấy đi sinh mạng chỉ sau khoảng thời gian rất ngắn từ khi nhiễm độc.
  • Mức độ nguy hiểm của xyanua phụ thuộc khá nhiều vào lượng xyanua và chiết xuất xyanua mà nạn nhân nhiễm phải. Với nồng độ rất nhỏ, dưới ngưỡng 50mg xyanua có thể gây tàn phế vĩnh viễn hoặc người bệnh có vấn đề về thần kinh, tiêu hóa, tuần hoàn,… không thể chữa khỏi.
  • Xyanua có trong thực phẩm ở nồng độ tương đối thấp nên nhiễm độc xyanua từ thực phẩm ít xảy ra. Nếu bạn ăn thực phẩm có chứa xyanua đúng cách vẫn không làm hại đến sức khỏe nhưng có thể gây khó tiêu, đầy bụng, chướng bụng, ợ hơi, choáng nhẹ,… với người có cơ địa nhạy cảm.
  • Xyanua có độc không? Xyanua độc là do nguyên lý hoạt động của chất này khi đi vào cơ thể, chúng khiến các tế bào không sử dụng được oxy và từ đó dẫn đến ngừng hoạt động, cuối cùng nạn nhân tử vong do tim, thần kinh,… ngừng hoạt động.
Xyanua có độc không ?

Triệu chứng thường gặp khi ngộ độc xyanua

Câu hỏi xyanua có độc không đã vừa được ANYBUY Châu giải đáp. Tuy xyanua có thể độc chết người nhưng trong trường hợp nạn nhân sử dụng ít xyanua và nồng độ xyanua thấp, nhận biết dấu hiệu ngộ độc xyanua và cấp cứu kịp thời vẫn có thể giữ tính mạng.

  • Giai đoạn đầu: Nạn nhân có dấu hiệu kích động, thở gấp và lú lẫn, mất nhận thức.
  • Giai đoạn 2: Có thể cảm thấy khó thở, co giật, giảm huyết áp nhanh.
  • Giai đoạn 3: Hôn mê sâu, người bệnh bị trụy tim và cuối cùng là tử vong.

Công ty cổ phần ANY Việt Nam sản xuất và phân phối thiết bị nhà hàng

TƯ VẤN – THIẾT KẾ – SẢN XUẤT – THI CÔNG BẾP NHÀ HÀNG, BẾP ĂN CÔNG NGHIỆP, CANTIN; CUNG CẤP THIẾT BỊ BẾP, TỦ BẢO QUẢN, THIẾT BỊ INOX

Cách xử lý khi ngộ độc xyanua và phương hướng giải độc

Xyanua có độc không? Ngộ độc chất xyanua có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn nên khi phát hiện dấu hiệu của giai đoạn đầu cần nhanh chóng thực hiện sơ cứu, điều trị đúng quy trình. Việc cần làm nhất khi nhận thấy nạn nhân bị nhiễm xyanua và gọi cấp cứu và hô hấp nhân tạo nếu thấy nạn nhân khó thở, không thở được. Sau khi nhập viện, ngộ độc xyanua được điều trị như sau:

  • Rửa dạ dày cho nạn nhân nhiễm độc xyanua trong vòng 1h để tăng thải độc hoặc cho nạn nhân uống than hoạt tính liều lượng 1g/kg.
  • Sử dụng thuốc giải độc gồm các loại như thuốc hydroxocobalamin, thuốc amyl nitri, thuốc muối nitrite, methylene, thuốc thiosulfate.
  • Thở oxy tùy theo mức độ nhiễm độc.
  • Giai đoạn hồi sức cần đặt đường truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân, đảm bảo thông khí bằng mặt nạ oxy hoặc đặt nội khí quản, điều trị triệu chứng giảm huyết áp.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây từ ANY Việt Nam đã giúp bạn hiểu được xyanua có độc không và một số thông tin liên quan. Vì xyanua là chất kịch độc nên cần tránh tiếp xúc dưới mọi hình thức, trường hợp nghi ngộ độc xyanua cần gọi cấp cứu ngay để bảo vệ tính mạng nạn nhân.

Để sở hữu sản phẩm với giá ưu đãi hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm hãy gọi cho chúng tôi theo số 0868.843.815 / 0868.843.825 / 0246.663.2233 / 0246.663.2277.