Xây dựng các hạ tầng cơ bản và triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam, đưa thương mại điện tử trở thành hoạt động phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 – 2020.

Phát triển TMDT ảnh minh họa

Phát triển TMDT ảnh minh họa

Mục tiêu cụ thể của Chương trình về kết cấu hạ tầng thương mại điện tử là xây dựng được hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia để sử dụng rộng rãi cho các mô hình thương mại điện tử, đặc biệt loại hình thương mại điện tử doanh nghiệp – người tiêu dùng (B2C); thẻ thanh toán được sử dụng rộng rãi để giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt; áp dụng phổ biến chứng thực chữ ký số để đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch thương mại điện tử. Về môi trường ứng dụng thương mại điện tử, mục tiêu đặt ra là mua sắm trực tuyến trở thành hình thức mua hàng phổ biến của người tiêu dùng; doanh nghiệp ứng dụng rộng rãi các loại hình thương mại điện tử như doanh nghiệp – doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp – người tiêu dùng (B2C), doanh nghiệp – chính phủ (B2G) trong hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu. Xây dựng hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia Một trong những nội dung của Chương trình là xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại điện tử.
Cụ thể, xây dựng hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia; xây dựng giải pháp thẻ thanh toán thương mại điện tử tích hợp; xây dựng hệ thống quản lý trực tuyến hoạt động vận chuyển cho thương mại điện tử; xây dựng hạ tầng chứng thực chữ ký số cho thương mại điện tử. Bên cạnh đó, xây dựng các tiêu chuẩn trao đổi thông điệp dữ liệu trong thương mại điện tử; xây dựng hệ thống đảm bảo lòng tin cho hoạt động mua sắm trực tuyến và cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến. Xây dựng thương hiệu trực tuyến cho các hàng hóa, dịch vụ chủ lực của Việt Nam Nội dung khác của Chương trình là phát triển các sản phẩm, giải pháp thương mại điện tử. Trong đó, xây dựng giải pháp bán hàng trực tuyến để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ triển khai ứng dụng thương mại điện tử; xây dựng và duy trì sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm quảng bá hình ảnh, thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, hỗ trợ, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp xuất khẩu tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử uy tín trong nước và thế giới; xây dựng các giải pháp để phát triển ứng dụng thương mại điện tử trên nền thiết bị di động và phát triển nội dung số cho thương mại điện tử. Đồng thời, triển khai các chương trình, giải pháp để xây dựng thương hiệu trực tuyến cho các hàng hóa, dịch vụ chủ lực của Việt Nam; xây dựng đồng bộ giải pháp đáp ứng đơn hàng trực tuyến để các doanh nghiệp triển khai ứng dụng; xây dựng các ứng dụng dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ cho các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp.

<

blockquote>Dựa vào chủ thể của thương mại điện tử, có thể phân chia thương mại điện tử ra các loại hình phổ biến: B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng thương mại điện tử như mạng giá trị gia tăng (VAN); dây chuyền cung ứng hàng hoá, dịch vụ (SCM), các sàn giao dịch thương mại điện tử… Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này. B2C là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng qua các phương tiện điện tử. Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng. Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng. B2G là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, trong đó cơ quan nhà nước đóng vai trò khách hàng. Quá trình trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà nước cũng có thể thiết lập những website tại đó đăng tải thông tin về nhu cầu mua hàng của các cơ quan nhà nước, tiến hành việc đấu thầu hàng hoá, dịch vụ và lựa chọn nhà cung cấp trên website.

Để sở hữu sản phẩm với giá ưu đãi hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm hãy gọi cho chúng tôi theo số 0868.843.815 / 0868.843.825 / 0246.663.2233 / 0246.663.2277.