Hình ảnh con rắn trong văn hóa luôn mang một vẻ đẹp huyền bí và sức mạnh. Từ thời cổ đại, rắn đã được coi là biểu tượng của nhiều điều, từ sự tái sinh, quyền lực đến sự khôn ngoan. Rắn thần Naga 5 đầu, hổ mặc thổ cẩm, rắn công nghệ, cặp rắn tạo hình trái tim… là những linh vật chào Tết Ất Tỵ 2025 trên khắp cả nước.
Mục lục
Ý nghĩa tượng trưng của Linh vật Rắn
- Tái sinh: Khả năng lột xác để trưởng thành của rắn tượng trưng cho sự đổi mới, vượt qua giới hạn bản thân và tái sinh.
- Quyền lực: Trong nhiều nền văn hóa, rắn được xem là biểu tượng của quyền lực, sự cai trị và sự bảo vệ.
- Khôn ngoan: Với bản năng sinh tồn mạnh mẽ và khả năng quan sát tinh tế, rắn được coi là biểu tượng của sự khôn ngoan và trí tuệ.
- Bí ẩn: Hình ảnh con rắn luôn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn, liên quan đến thế giới tâm linh và siêu nhiên.
Rắn trong phong thủy năm Ất Tỵ 2025
- May mắn và tài lộc: Rắn được xem là linh vật mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.
- Bảo vệ: Rắn được coi là vị thần bảo hộ, giúp xua đuổi tà ma và mang lại bình an.
- Kích hoạt năng lượng: Hình ảnh con rắn uốn lượn được cho là có khả năng kích hoạt dòng chảy năng lượng tích cực trong không gian.
Linh vật Ất Tỵ 2025 trên cả nước
Linh vật rắn hổ mang tại Đà Nẵng, do nghệ nhân Đinh Văn Tâm chế tác, được lắp đặt để chào đón Tết Ất Tỵ 2025. Tác phẩm chính đặt tại công viên phía Tây cầu Rồng, cao 5 m, phần mang phồng rộng 2,6 m, thân uốn lượn dài hàng chục mét, với màu vàng chủ đạo từ đầu đến đuôi, tạo nên thần thái sinh động và sắc nét. Nguyên liệu chế tác bao gồm nhựa, sắt, xốp và thạch cao. Ảnh: Nguyễn Đông
Mô hình rắn màu đỏ ở cổng vào điểm trang trí đường hoa phía Tây cầu Rồng, phía trong là linh vật rắn vàng. Đây là điểm trang trí chính trong số 14 điểm trang trí hoa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, với 200.000 chậu hoa đã được huy động, sắp đặt, tái hiện bức tranh xuân rực rỡ sắc màu bên dòng sông Hàn. Ảnh: Nguyễn Đông
Tại bờ Đông cầu Rồng, quận Sơn Trà, một linh vật rắn ngộ nghĩnh, đầu đội nón lá in hình cờ đỏ sao vàng được trang trí ở khuôn viên nằm giữa cầu Rồng và cầu Tình yêu. Nhiều khách nước ngoài thích thú chụp ảnh linh vật này.
Việc lắp đặt các linh vật này là một phần trong dự án trang trí hoa và điện chiếu sáng của thành phố, với tổng mức đầu tư hơn 18 tỷ đồng, nhằm tạo điểm nhấn và thu hút người dân cùng du khách tham quan trong dịp Tết. Ảnh: Nguyễn Đông
Đôi linh vật rắn màu đỏ cao 4,7 m, linh vật rắn màu xanh cao 4,9 m được đặt công viên trường Quốc học Huế, TP Huế. Thiết kế lấy cảm hứng từ Cửu Đỉnh – bộ đỉnh đồng được coi là biểu tượng của quyền uy triều Nguyễn, kết tinh tinh hoa văn hóa và lịch sử Việt Nam. Tạo hình cách điệu rắn hình trái tim biểu thị tình yêu, hòa hợp và khát vọng phát triển của vùng cố đô. Việc đặt linh vật tại Bia Quốc học làm nổi bật tinh thần vươn lên của Huế trong hành trình lên thành phố trực thuộc Trung ương năm 2025. Ảnh: Võ Thạnh
Ở Bình Định, biểu tượng linh vật Tết tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (TP Quy Nhơn), với điểm nhấn là rắn thần Naga 5 đầu hướng vào bên trong thành phố.
Linh vật lấy cảm hứng từ hình tượng rắn thần Naga trong văn hóa Champa, cao 5,5 m, nổi bật trên nền cụm tháp Dương Long – di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Thiết kế không chỉ tái hiện vẻ uy nghiêm của Naga mà còn kết hợp hiệu ứng âm thanh, ánh sáng và hơi nước, tạo nên khung cảnh huyền bí. Ảnh: Dũng Nhân
Cụm biểu tượng phụ hướng ra biển cao 5 m, tái hiện linh vật xuân Ất Tỵ theo phong cách hiện đại, gắn liền xu hướng chuyển đổi số và phát triển công nghệ. Phía sau, hình ảnh hai bàn tay siết chặt tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, quyết tâm của tỉnh trong hành trình cùng cả nước vươn mình trong kỷ nguyên mới.
Ngoài cụm biểu tượng chính, nhiều biểu tượng phụ được thiết kế để tôn vinh bản sắc văn hóa, tài nguyên du lịch và sản phẩm đặc trưng của địa phương. Khu vực quảng trường còn có vườn hoa dài 120 m, rộng 40 m, với hơn 40.000 chậu cây, hoa thuộc 30 chủng loại, tạo thành một tác phẩm nghệ thuật ấn tượng nhìn từ trên cao. Ảnh: Dũng Nhân
Tại Phú Yên, linh vật rắn hổ mang chúa – Kim Tỵ Phú Quý, tại đường hoa Xuân Ất Tỵ 2025 có chiều cao gần 11 m, dài 135 m được lấy ý tưởng từ chủ đề chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo và ứng dụng điện toán đám mây.
Xung quanh là các mô hình về tháp Nghinh Phong – biểu tượng du lịch mới của TP Tuy Hòa. Về đêm, những ánh đèn vàng trên thân rắn tỏa sáng làm nổi bật đường hoa xuân, thu hút người đến tham quan. Ảnh: Bùi Toàn
Tại đường hoa Tết ở quảng trường Đại Đoàn Kết, TP Pleiku, Gia Lai, linh vật rắn khoác trang phục thổ cẩm, quàng khăn thu hút sự chú ý.
Rắn vàng, rắn bạc tượng trưng cho tài lộc, ấm no, kết hợp với nét đẹp truyền thống của đồng bào Tây Nguyên, trở thành điểm nhấn đặc sắc cho phố núi.
Theo nhà điêu khắc Nguyễn Vinh (43 tuổi, TP Pleiku), các linh vật rắn, gồm 8 con cao từ 1,4 đến 4 m, được anh và cộng sự hoàn thiện trong hơn một tháng, cùng với mô hình cồng chiêng tôn vinh văn hóa Tây Nguyên. Ảnh: Trần Hóa
Hai rắn lớn ôm túi vàng, túi bạc tượng trưng cho năm mới sung túc, phát triển được đặt ở Quảng trường Đại Đoàn Kết.
Tác phẩm thuộc hạng mục đường hoa Tết Ất Tỵ năm 2025 với kinh phí hơn 2 tỷ đồng, được hoàn thành trong hơn 20 ngày, với gần 100 nhân công thực hiện. Ảnh: Trần Hóa
Đôi rắn ở Quảng Ngãi có màu cam và xanh, tạo dáng hình trái tim, đặt tại đài phun nước trung tâm công viên Ba Tơ, công viên lớn nhất địa phương thường được đông đảo người dân tham quan mỗi dịp Tết. Thân rắn được trang trí những đốm hoa mai tượng trưng cho mùa xuân.
Ngoài ra, các vị trí khác trong công viên và khu vực núi Long Đầu cũng được trang trí bằng linh vật rắn theo kiểu 3D hoặc cuộn mình thành hình chữ S, tạo nên cảnh quan bắt mắt. Ảnh: Phạm Linh
Đại cảnh hội hoa xuân TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ở công viên đối diện biển Bãi Trước đang được hoàn thiện, ngày 21/1. Hội hoa xuân mang thông điệp bảo vệ môi trường, đại cảnh là hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới, cùng với linh vật rắn bảy màu cách điệu, bên trong không gian mô phỏng rừng xanh. Ảnh: Đăng Khoa
Đại cảnh linh vật rắn được bài trí ở hội hoa xuân trên đường Phạm Văn Đồng, TP Bà Rịa. Hai con rắn lớn dài lần lượt hơn 60 m, 50 m được uốn ba vòng và 5 chú rắn kích cỡ nhỏ được đặt trên bệ. Ảnh: Trường Hà
Cặp linh vật Kim Tỵ và Ngân Tỵ (rắn đực và rắn cái) được trưng bày tại đường hoa Nguyễn Huệ, quận 1, TP HCM, chiều 21/1. Cặp rắn dài lần lượt 42 m và 25 m. Cả hai uốn lượn ba vòng đan xen, tạo thành phần đế rộng hơn 11 m, với độ cao từ nền hoa đến đỉnh đầu trên 6 m.
Đường hoa năm nay có khoảng 90 tạo hình linh vật rắn, được thiết kế đa dạng sắc thái và hình dáng.
Với chủ đề “Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa”, đường hoa gồm ba phân đoạn: Kết đoàn, Chuyển mình và Phát triển, tái hiện những chặng đường lịch sử của đất nước. Công trình sẽ mở cửa từ 19h ngày 27/1 (28 Tết) đến 21h ngày 2/2 (mùng 5 Tết), phục vụ người dân và du khách thưởng ngoạn. Đây là năm thứ 22 đường hoa Nguyễn Huệ được tổ chức, trở thành nét văn hóa đặc trưng của TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần
Cụm linh vật ở đường Nguyễn Tất Thành, Bạc Liêu, với mô hình rắn cách điệu quấn quanh thỏi vàng tượng trưng cho tài lộc, sung túc, phát triển, ấm no; hoa mai đua nở báo hiệu mùa xuân về; hoa văn trống đồng tượng trưng văn hóa dân tộc.
Tác phẩm làm bằng khung sắt vuông và tròn cắt, uốn tạo thành hình rắn. Bề mặt khung được xử lý bằng một lớp lưới nhựa và lớp bạt phủ; toàn bộ da rắn được làm từ tấm aluminium (ốp nhôm nhựa) tráng gương.
Cụm linh vật cao 3,5 m, riêng con rắn từ phần dưới bụng lên đỉnh đầu cao 2,3 m, vòng tròn bụng của rắn chu vi khoảng 3 m. Ảnh: Chúc Ly
Để sở hữu sản phẩm với giá ưu đãi hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm hãy gọi cho chúng tôi theo số 0868.843.815 / 0868.843.825 / 0969.938.684 / 0777.843.815.
Bình luận của bạn