Để ướp lạnh quả vải trước khi vận chuyển đi xa, Lục Ngạn (Bắc Giang) dùng tới hàng vạn cây đá lạnh mỗi ngày.
Vào vụ thu hoạch, một phần rất lớn vải Lục Ngạn (Bắc Giang) được xuất đi các tỉnh xa như Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định…, thậm chí xuất cả sang Trung Quốc.. Cách giữ độ tươi ngon duy nhất được người dân Lục Ngạn sử dụng là dùng đá lạnh để ngâm ướp.
Xe tải đảm nhận vận chuyển nước đá cây tới đại lý, còn việc bốc dỡ hay các công đoạn khác đều do con người thực hiện. Cao điểm, hàng trăm đại lý mua-bán vải sử dụng hàng vạn cây đá mỗi ngày.
Nam nhân công chuyển từng cây đá trên xe tải xuống sân một đại lý mua-bán vải ở phố Kép (xã Hồng Gian, Lục Ngạn). Toàn huyện Lục Ngạn có khoảng 50 cơ sở sản xuất đá cây chuyên phục vụ cho mùa vải, trong đó 2/3 là cơ sở quy mô lớn, mỗi mẻ cho ra 500-1.000 cây đá.
Đá cây sau khi xuống xe ngay lập tức được chặt thành từng khúc…
…. sau đó tiếp được chặt thành từng miếng nhỏ hơn để phục vụ cho việc ướp vải.
Đá nhỏ được đưa vào bể ngâm vải. Quả vải bình thường sẽ bị thâm đen chỉ một ngày sau khi được hái, nhưng có thể giữ tươi ngon tới vài ngày, nếu được ướp lạnh cẩn thận.
Những miếng đá lớn được bọc ni-lông để dùng cho việc ướp lạnh vải vận chuyển đi xa.. Đi đâu cũng nhìn thấy nước đá nên người dân Lục Ngạn hay ví von đây là những “công trường đá lạnh”.
Những đôi tay trần đôi khi mất cảm giác vì tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh nhiều tiếng đồng hồ.
Đồ chống lạnh cho chân chỉ là chiếc giày nhựa và miếng ni-lông cuốn tạm quanh cổ chân.
Nam nhân công liên tục hắt xì hơi sau nhiều giờ đồng hồ làm việc với đá lạnh. Trung bình, một nhân công được trả khoảng 300.000 đồng cho một ngày làm việc.
Hầu hết họ là những người làm thời vụ, mỗi năm tranh thủ được1-2 tháng thu hoạch vải.
Bên cạnh nhu cầu đá là thùng xốp.. Thùng xốp có giá khoảng 40-50.000 đồng/thùng tùy kích cỡ, còn đá lạnh khoảng 30-40.000/cây.
Những chi phí cho việc vận chuyển và bảo quản khiến giá vải bị đội lên khá nhiều.
Quả vải sau khi ướp lạnh, để ráo nước, được đưa vào các thùng xốp.
Để sở hữu sản phẩm với giá ưu đãi hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm hãy gọi cho chúng tôi theo số 0868.843.815 / 0868.843.825 / 0246.663.2233 / 0246.663.2277.
Có liên quan
Tôi đang mua vải với giá 10.000 / kg tại Hà nội. Như vậy thì giá thu mua tại vườn chắc không tới 5.000 / kg. Lại khổ cho những người nông dân trồng vải vì được mùa mất giá!
Dù sao cũng an tâm khi thương lái Việt Nam ướp vải bằng nước đá chứ không dùng hóa chất. Tuy nhiên năm nay trái vải không còn bị sâu nhiều như mấy năm trước nữa, phải chăng người nông dân lại dùng thuốc trừ sâu quá nhiều.
với giá 10.000/kg ở Hà Nội, bạn khó có thể ăn vải thiều chuẩn Lục Ngạn. Đơn giản giá bán ở đây giao động từ 12-20k/ 1 kg. không tính thời điểm quá tải nông dân bị ép giá khoảng 8k/1kg.
vải thiều lục ngạn mới đầu vụ nên ít bị sâu bạn àk
Đá dùng để ướp vải trên có nhiệt độ thấp hơn đá thường dùng để uống nước mát hằng ngày vì trong quá trình sản xuất loại đá kia người ta cho thêm một số muối hóa học ( thường là NH4NO3) để làm cho đá` lạnh hơn, đá lâu tan hơn.
Trong Nam minh mua 25ng/1kg ngay nao cung mua may kg an, ngon lam
không cần phải làm nhà máy sấy vải khô nhé, mỗi nhà đều có lò sấy vải rồi, vải chỉ trồng ở Lục Ngạn, Nam Hà, Hưng Yên là nhiều nhất, mấy chỗ khác miền Bắc cũng trồng nhưng sản lượng không nhiều để có thể xuất TQ. Nếu có dịp các bạn đến tận mấy chỗ này vào vườn họ xin 1 ít ăn thì tuyệt vời, lần trước ra Bắc đến tận Lục Ngạn nhờ 1 nguời địa phương dẫn vào vườn ăn thích thật….từ Hà Nội về Lục Ngạn mất khỏang 2h đi xe khách, còn đi xe du lịch thì khỏang 1h30 là đến nơi.
Nếu không có nhà máy chế biến vải khô thì giá trị quả vải sẽ mất đi rất nhiều.
Thế này thì cũng tạm yên tâm khi quả vải không bị phun thuốc bảo quản. Tui rất thích ăn quả vải miền Bắc, thơm ngọt nhưng lâu nay chỉ sợ bị thuốc bảo quản!
Làm ăn vất vả thành quả mát lòng. Chúc mừng nông dân Lục Ngạn được mùa vải.