Phát hành thẻ hội viên, đặt giá bán là số lẻ, giảm giá kép… là những biện pháp đang được nhiều cửa hàng, hệ thống bán lẻ áp dụng để thu hút khách hàng. 1.. Giảm giá ‘giả vờ’ Nếu bạn không muốn hoặc không thể giảm giá vì đó là hàng cao cấp hoặc tránh khách hàng nghi ngại về chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau khi giảm giá, bạn có thể sử dụng phương thức giảm giá “giả vờ”, chỉ ưu đãi giảm giá một chút ít so với giá trị của sản phẩm. 2. Thanh lý Chỉ với 99.000-199.000 bạn có thể sở hữu các sản phẩm nằm trong danh mục giảm giá trong dịp khuyến mại của cửa hàng. Các điểm kinh doanh đồ thời trang hay áp dụng cách này khi vào thời kỳ cuối vụ hoặc giai đoạn cạnh tranh cao điểm.
3. Giờ (ngày hoặc tuần lễ) vàng Đây là cách các nhà bán lẻ thường áp dụng để thu hút khách hàng đến với cửa hàng, siêu thị của mình. Theo đó sản phẩm chỉ giảm giá vào một khung thời gian nhất định. Chiêu này thì hầu hết các nhà bán lẻ đều áp dụng, nhất là các nhà bán lẻ điện máy ở Việt Nam thường xuyên áp dụng. 4. Khuyến mại giá sốc “Mua 1 sản phẩm, tặng 1 sản phẩm cùng mức giá, bán sản phẩm trị giá 499.000 với giá 10.000 đồng”… với số lượng hạn chế là những lời các cửa hàng bán lẻ dùng để thu hút khách hàng đến với các sản phẩm của mình nhiều hơn. 5. Kỹ thuật đặt giá lẻ Kỹ thuật đặt giá lẻ do các nhà bán lẻ lớn trên thế giới đưa ra từ rất lâu, ở Việt Nam gần đây mới áp dụng vào công việc kinh doanh. Với mức giá bán lẻ như 14,99 USD cho một sản phẩm thời trang hay 990.000 cho một sản phẩm thiết bị điện tử được bán tạo cảm giác cho khách hàng cảm thấy được rẻ hơn khi giá bước sang đầu số tiếp theo. 6. Giảm giá theo thời gian Bạn có thể đưa ra chương trình giảm giá theo thời gian nhưng không báo trước cho khách hàng và không tiết lộ cho khách hàng biết. Khách hàng chỉ được biết mức giảm giá của ngày hôm đó. Nhưng giá của bạn luôn giảm theo từng ngày. Ví dụ, bạn có thể đưa ra chương trình giảm giá trong một tuần để xả hàng. Ngày đầu tiên bạn giảm giá 10%, ngày thứ 2 bạn giảm giá 20%, ngày thứ 3 bạn giảm giá 30% và tiếp đến ngày thứ 7 bạn giảm giá 70% và bạn bán hết sạch hàng. Mấu chốt của vấn đề là không được tiết lộ cho khách hàng biết trước kịch bản giảm giá. 7. Giảm giá khi mua nhiều sản phẩm Rất nhiều nhà bán lẻ khi bán một sản phẩm họ không giảm giá hoặc có nhưng rất ít cho riêng sản phẩm đó. Họ thường đề ra chương trình giảm giá tới 30%, 40% khi bạn mua từ 2 hoặc 3 sản phẩm cùng loại trở lên. 8. Giảm giá kép Bạn có thể vừa giảm giá theo số % cho khách hàng, đồng thời nếu như hóa đơn của khách hàng đạt một mức thanh toán nào đó (ví dụ 5 triệu đồng) bạn có thể trừ tiếp một số tiền ưu đãi cho khách hàng (giảm giá thêm 100.000, 200.000…) hoặc tặng thêm cho khách hàng một món quà nhỏ để khuyến khích người mua chi nhiều hơn. 9. Chương trình bốc thăm trúng thưởng Hiện nay có nhiều nhà bán lẻ tổ chức các chương trình bốc thăm trúng thưởng cho khách hàng tại cửa hàng hoặc tại hệ thống của công ty. Với loại hình này, các điểm kinh doanh có thể đưa ra chương trình bốc thăm may mắn 100% trúng thưởng với hóa đơn thanh toán có giá trị từ một số tiền cụ thể trở lên (ví dụ 500.000 đồng), tất cả các phiếu bốc thăm đều là những phần quà nhỏ giúp cho khách hàng cảm thấy may mắn và kích thích họ thanh toán nhiều hơn cho hóa đơn. Hoặc một số nhà bán lẻ có chương trình quay số dự thưởng trúng những sản phẩm có giá trị cao như ô tô, xe máy, vàng, bạc… cho cả hệ thống trên toàn quốc. Ví dụ các ngân hàng với chương trình dự thưởng khi gửi tiền tiết kiệm, siêu thị điện máy với chương trình “vào hè””, “khai trương chi nhánh mới”… 10.. Ưu đãi dành cho hội viên các nhà bán lẻ lớn như trung tâm thương mại, siêu thị và các hệ thống bán lẻ lớn khác thường xuyên áp dụng phương thức phát hành thẻ hội viên (miễn phí hoặc có phí) để ưu đãi, giảm giá cho hội viên của mình.Để sở hữu sản phẩm với giá ưu đãi hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm hãy gọi cho chúng tôi theo số 0868.843.815 / 0868.843.825 / 0246.663.2233 / 0246.663.2277.
đã thực hiện đủ 10 chiêu rùi mà vẫn không ăn thua
Bạn muốn thêm 10-15 hay thậm chí 25 chiêu nữa không?
Thêm chiêu số 11 “Giảm 1 – Tăng 2”. Ví dụ giá sản phẩm 100.000 đồng, thì giá NIÊM YẾT là 149.000 đồng, giá khuyến mãi SỐC là 99.000 đồng.
Người tiêu dùng bây giờ thông minh lắm rồi, giảm thật hay giảm giả họ biết hết cả rồi, chỉ cần lên internet là tham khảo được giá, thông tin mặt hàng cần mua. Tôi luôn làm như vậy.
Nếu chương trình giảm giá theo thời gian keyword : không cho người mua biết
thì chương trình tăng giá theo thời gian keyword : thông báo trước cho người mua biết okie không
nhằm thúc đẩy người mua nhanh chóng đến chọn sản phẩm nếu không ngày mai nó sẽ mắc hơn hôm nay và số lượng khuyến mãi có hạn ( tất nhiên khi tăng maximum thì giá vẫn nằm trong khung khuyến mãi ) ^^
đó là khi sản phẩm mình gần như độc quyền về nguồn cung cấp, còn nếu là sản phẩm có nhiều ở thị trường, nhiều nhà phân phối thì áp dụng “ngu” sẽ mất hết khách hàng !
Làm Marketing không phải máy móc áp dụng mà phải biết chiêu này hợp với cái gì.
Người Việt mình cũng ham rẻ mà
Nói chung 10 cách trên đây chỉ là “lý thuyết” và trên thực tế có rất nhiều chương trình KM, giá sốc… đều không thành công, và tất cả các nhà bán lẻ đều rơi vào cái bẫy “giảm giá” vì khi đó trong đầu KH đều luôn có khái niệm chờ “giảm giá” mới quan tâm, vậy đâu là giá thật của sản phẩm?
Người tiêu dùng sẽ sử dụng chiêu 11 – vào websosanh để so sánh giá tìm nơi bán rẻ nhất
Kinh doanh thời gian này khó khăn lắm. Nhiều cửa hàng mọc lên thì biết bán cho ai.
rất khó để mua được hàng giảm giá của các siêu thị vì các chiêu khuyến mãi chỉ mục đích để hút khách, còn nếu bán theo các giá đó họ sẽ bị lỗ
cai do la duong nhien roi ban