Chọn sai địa điểm, đầu tư cơ sở vật chất và nhân sự không đúng cách, tiêu chí lựa chọn đối tượng chăm sóc không tập trung, khiến chị Lan ở quận Thủ Đức lỗ vài trăm triệu đồng khi mở cơ sở mầm non.
Tốt nghiệp cử nhân sư phạm, 7 năm làm giáo viên cho trường mầm non tự thục lớn ở quận 3, TP HCM với mức lương 7 triệu đồng một tháng, chị Lan cảm thấy số tiền này chỉ đủ cho chi phí sinh hoạt hàng ngày chứ không dôi dư, nên nảy sinh ý định mở cơ sở mầm non do chính chị làm chủ tại quận Thủ Đức.
Số vốn đầu tư ban đầu gần 200 triệu đồng, chị Lan tìm một căn nhà tầng trệt trong chung cư quận Thủ Đức, rộng khoảng 77m2 có thêm tầng lửng, để mở một cơ sở mầm non. Chi phí mà chị bỏ ra tu sửa và đầu tư trang thiết bị hết 100 triệu đồng. Theo tính toán của chị, một tháng dự kiến trông khoảng 15-20 bé, học phí mỗi bé phải đóng là 1,6 triệu đồng một tháng. Sau một năm chị có thể lấy lại vốn đầu tư.
Với mức học phí này chị Lan lên phương án cho các bé ăn ba bữa: sáng, trưa và xế chiều. Để tiết kiệm chi phí, chị trực tiếp quản lý và nấu nướng, đồng thời thuê thêm 2 cô giáo cũng tốt nghiệp cử nhân sư phạm mầm non với mức lương 3 triệu đồng một người một tháng.
“Tuy nhiên, số lượng các bé đến cơ sở không đạt như mục tiêu đề ra. 5 tháng đầu chúng tôi chỉ giữ được khoảng 5-6 bé. Như vậy, một tháng phải bỏ ra 6 triệu đồng tiền trả lương cho nhân viên, ngoài ra một ngày chi phí khẩu phần ăn cho các bé 30.000 đồng một ngày, 6 bé tôi mất mất 5,4 triệu đồng một tháng. Đồng thời, tiền thuê nhà một tháng 6 triệu đồng. Như vậy, chi phí tôi phải bỏ ra là 17,4 triệu đồng, trong khi đó tiền thu về chỉ ngấp nghé 10 triệu đồng. Bình quân một tháng tôi lỗ hơn 7 triệu”, chị Lan ngậm ngùi chia sẻ.
Dù lỗ liền năm tháng đầu, nhưng chị Lan vẫn không nản chí, dần dần số lượng trẻ tại cơ sở của chị cũng lên được 12 bé. Tuy nhiên, chi phí bỏ ra và số tiền thu được vẫn chênh lệch nhau 3 triệu đồng một tháng. Sau 2 năm mở cơ sở mầm non, cuối cùng chị Lan quyết định ngừng hoạt động vì lỗ nặng. Hiện chị quay trở lại làm giáo viên mầm non cho một trường tư thục khác quy mô lớn hơn, đồng thời dạy thêm vào mỗi buổi tối để có thêm thu nhập.
Đúc kết kinh nghiệm sau thất bại, chị Lan cho biết 3 sai lầm lớn nhất khiến chị lỗ nặng là chọn sai địa điểm, cơ sở vật chất thiếu thốn, độ chêch lệch lứa tuổi giữa các bé khác nhau dẫn đến việc thu hút trẻ cũng như nhân sự chăm sóc thiếu đồng đều.
“Vì mới lập cơ sở nên tôi cứ nghĩ chỉ cần trẻ em từ 1-4 tuổi có thể gộp vào trông chung. Tuy nhiên, các bé 3-4 tuổi ngoan còn biết nghe lời. Riêng các bé ở tầm một tuổi rất hay ốm và luôn đòi ẵm nên việc thuê nhân sự chăm sóc và trông coi gặp nhiều khó khăn”, chị Lan nói.
Thêm vào đó, chị Lan cho biết, cách cơ sở của chị khoảng 2km có tới 6 trường mầm non công và tư thục. Các trường này được trang bị cơ sở vật chất cho trẻ đầy đủ, các bé được phân ra thành từng lớp chuyên biệt, theo từng đối tượng lứa tuổi khác nhau.
“Tôi chọn địa điểm tầng trệt khu chung cư làm cơ sở vì nghĩ sẽ tiện cho các ông bố bà mẹ ở đây gửi con. Tuy nhiên, đây là một sai lầm vì tâm lý các ông bố bà mẹ lại không muốn con cái quấn lấy mình vì ở quá gần nhà. Do vậy, việc thu hút phụ huynh gửi trẻ không đạt so với dự kiến ban đầu”, chị Lan chi sẻ.
Ngoài ra, chị Lan cho biết các trường tư thục bên cạnh mặc dù học phí đắt hơn cơ sở chị 200.000 đồng, nhưng họ có khuôn viên cho trẻ chơi, có xe đưa rước. Vì cạnh tranh không nổi, vốn đầu tư cạn kiệt, không đủ tiền trả nhân viên chị buộc trả lại mặt bằng và ngưng hoạt động.
“Trong thời gian tới, nếu có vốn đầu tư và kinh nghiệm có được từ 2 năm qua có lẽ tôi sẽ vẫn tiếp tục mở cơ sở mầm non, tuy nhiên sẽ có kế hoạch tính toán chi tiết hơn thay vì mở bừa như trước đây”, chị Lan bộc bạch.
Hồng Châu
Để sở hữu sản phẩm với giá ưu đãi hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm hãy gọi cho chúng tôi theo số 0868.843.815 / 0868.843.825 / 0246.663.2233 / 0246.663.2277.
Chị hoàn toàn có thể thay đổi tình thế bằng cách đơn giản như sau, nếu chỉ có khoảng 5 cháu:
– Chị không nấu nướng nữa mà thuê nấu nướng buổi trưa giá 1-2 triệu, và tự trông các cháu – > tiết kiệm 4- 5 triệu.
– Khuyến khích phụ huynh mang theo bữa trưa của các cháu, và ăn phụ bằng đồ ăn sẵn – > tiết kiệm tiền và chi phí nấu.
như vậy là có lời rồi, còn nếu lợi nhuận thấp quá không bằng lòng thì trong trường hợp chỉ có 5 – 10 cháu và không phát triển nổi vì cạnh tranh gay gắt, chị vẫn có thể kinh doanh bằng cách:
– Tránh dịch vụ giống của các cơ sở khác. ví dụ họ trông ngày thì chị trông ngoài giờ và tính phí cao hơn nhiều lần.
– Tập trung vào một “phân khúc”, ví dụ chi chỉ chăm mấy cháu ít nói tự kỷ, thu nhập trên một đầu cháu sẽ tốt hơn nhiều.
– Tạo sự đặc sắc nổi trội: ví dụ như tận dụng lợi thế các cháu ở ngay trong khu nhà, chị đi đón các cháu tại nhà và trả tại nhà…
– Mua bán sáp nhập các cơ sở khác: nếu chị khó khăn thì người khác có lẽ cũng không dễ dàng, chị nhân cơ hội tìm hiểu và mua lại một cơ sở khác để nâng công suất phục vụ lên đồng thời nhanh chóng đòn bẩy hoạt động.
có lẽ không phải đắt rẻ vài trăm ngàn mà cha mẹ quyết định gửi con ở đâu, mà là 1. tiện lợi, 2. an toàn, 3. con vui khỏe mạnh… nhưng quan trong nhất là: cô giữ trẻ có yêu con mình không?
nếu thể hiện được tình yêu này với trẻ và trẻ cũng đòi đi nhà trẻ của chị thì có lẽ chị mới thành công được, còn đơn giản mở ra với các kinh nghiệm về địa điểm thì chưa đủ đâu
Việc bị lỗ không quan trọng mà quan trọng là do 3 yếu tố đó nên cơ sở có làm tiếp cũng không phát triển hơn lên được, còn nếu làm như bạn thì mỗi tháng hầu như ko kiếm dc mấy, đang lỗ tkiem dc 4-5tr thì tính ra ko kiếm dc đến 5tr/tháng. đi làm thuê còn dc 7tr/tháng
Nơi tôi đang sinh sống có khoảng 5-6 trường mầm non với lượng các bé khá lớn, ít nhất cũng tầm 30~40 bé/ 1 cơ sở. Hiện con tôi đang gửi ở một trường có 2 cơ sở, mỗi cơ sở có 4 lớp. Theo các độ tuổi khác nhau, mỗi lớp có 4 cô phụ trách. Chưa tính đội ngũ nấu nướng riêng. tính trung bình 1 cô/5 cháu. Mỗi tháng chi phí dành cho việc gửi con bao gồm: tiền ăn( 2 bữa chính, một bữa phụ) và tiền học phí khoảng 1tr2. Tôi gửi con ở đó thấy khá yên tâm, lớp học có sân chơi, đầu DVD cho các bé xem Xuân Mai, như vậy cô đỡ phải ẵm. Đặc biệt quần áo do các bé tè ra mỗi chiều tôi đón cháu đều đã được các cô giặt sạch.
mình không đồng ý với ý kiến của chị này là thuê chung cư không phù hợp Vì bố mẹ khong muốn gửi gấn vì sợ bị quấy rầy. Nhà mình cũng đang ở chung cư và đang gửi con tại trường tư thục tại tầng 1 với giá 2 triệu đồng một tháng. Trường này họ không những thu hút được trẻ em trong tòa nhà và còn ở bên ngoài cũng mang đến gửi. Hiện nay là hơn 100 cháu đủ các lứa tuổi. Lỗi ở đây không phải là chọn địa điểm sai, chẳng qua là chiến lược chưa đúng!
Thông thường là thất bại vài lần rồi mới đến thành công, vì thế người thành công trong xã hội không nhiều, họ đều là người có ý chí, tích cực học hỏi, rút kinh nghiệm. Chúc chị thành công sớm nhất nhé 😉
5 tháng đầu chỉ giữ được 6 cháu với 7 năm kinh nghiệm tôi nghĩ chị chỉ nên đi làm công ăn lương thôi.
Trường mầm non nếu mở ra chỉ khoảng 30 bé là có lãi rồi.
Chị nên trông các cháu từ 6 tháng đến 12 tháng thôi chi phí ít mà học phí lại cao k có ai trông độ tuổi này mà các mẹ lại rất cần người chăm vì k có trường nào nhận cả
Nói thật với chị chứ làm mầm non khó sống lắm, các trường mầm non không phép mọc lên ầm ầm, giáo viên bảo mẫu tay ngang không bằng không phép, hoạt động thoải mái mà có bị cấm đâu, không những thế mà còn được cho đi học bồi dưỡng lung tung. làm cho các trường mầm non hoạt động có phép điêu đứng cả,
Minh cung muon mo co so mam non nhung kg co bang cap su pham mam non. Ai co kinh nghiem lam on chi giup minh.
tự nấu còn lỗ, thuê thì lỗ nặng hơn! Học ngành sư phạm thì chỉ nên chăm lo sư phạm! Chen lấn qua làm kinh tế, không có kiến thức về kinh tế thì thua lỗ là phải rồi! Các điểm cần phân tích thì trong bài đã rõ rồi! Chúc cô giáo tự bổ sung kiến thức về kinh tế để đừng lỗ nữa nhé!
Làm trường mầm non cần nhất là cái tâm, khi phụ huynh họ cảm được sự yêu nghề và tận tuỵ của chủ trường họ mới tin trưởng giao con được