Đó là nhận định của TS Cao Sỹ Kiêm trước những thông tin kêu gọi “tẩy chay” hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc của người tiêu dùng Việt… Tẩy chay hàng hóa Trung Quốc là quan điểm cá nhân Nhằm phản đối việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 xâm phạm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam, những ngày qua hàng loạt người tiêu dùng Việt Nam đã lên tiếng tẩy chay và cương quyết không sử dụng các sản phẩm, hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc… Không những thế, mới đây một khách sạn ở Nha Trang đã treo biển không phục vụ người Trung Quốc cho đến khi giàn khoan 981 được rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế trên biển Việt Nam. Ngay sau thông điệp này được đưa ra, dư luận trong nước đã có nhiều ý kiến trái chiều.

Hàng Trung Quốc

Việc phản đối hàng hóa xuất phát từ Trung Quốc phải dựa trên nguyên nhân như: Do chất lượng kém, gây nguy hiểm cho người tiêu dùng, có độc hại tới sức khỏe, hàng giả, hàng lậu… Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, TS Cao Sỹ Kiêm – chuyên gia kinh tế (nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) nhận định, biên giới chủ quyền quốc gia là vấn đề thiêng liêng cần phải đảm bảo nhưng phải tách biệt giữa vấn đề chủ quyền và kinh tế. “Riêng về vấn đề kinh tế, thế giới hiện nay là một thị trường, trong thị trường đó có quy định cụ thể rằng mọi quốc gia, mọi lãnh thổ phải thực hiện quy ước về giao thương trao đổi mua bán hàng hóa, tự do thương mại”, TS Cao Sỹ Kiêm nhấn mạnh. Từ thực tế quy định về tự do thương mại trên thị trường quốc tế, TS Cao Sỹ Kiêm cho rằng việc một số đơn vị tổ chức thấy Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam rồi bức xúc dẫn đến đề xuất việc “tẩy chay” hàng hóa Trung Quốc. Nhưng về mặt quản lý, không phải là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong lúc này. Vì thế theo ông Kiêm, đây vẫn chỉ là những quan điểm mang tính cá nhân, không đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước. Trong thực tế, để một quốc gia đưa ra chủ trương “tẩy chay” hàng hóa của một quốc gia khác không dễ, bởi nó phụ thuộc vào quan hệ quốc tế, quan hệ giao lưu hàng hóa, thương mại tự do giữa hai quốc gia đó và các quốc gia trong khu vực.. “Tính toán vấn đề thiệt hại, nghiên cứu rất kỹ, mình phải có chủ trương rõ ràng nếu không cẩn thận thì thiệt hại còn lớn hơn nếu thực hiện “tẩy chay” hàng hóa Trung Quốc”, TS Cao Sỹ Kiêm nhấn mạnh. Cảnh báo của TS Cao Sỹ Kiêm nhìn cấp độ vĩ mô hoàn toàn có cơ sở. Đặc biệt nhìn vào quan hệ kinh tế, Việt Nam với Trung Quốc có lượng hàng hóa xuất nhập khẩu rất lớn. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), trong 264,3 tỷ USD tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2013 của Việt Nam, riêng thị trường Trung Quốc chiếm tới 50,2 tỷ USD. Trong đó đáng nói Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chủ yếu của nhóm hàng nông – lâm – thủy sản, chiếm tỷ trọng 31,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc và chiếm tỷ trọng 20,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Ngược lại, phần lớn nhóm hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam lại được nhập khẩu từ Trung Quốc. Cụ thể Việt Nam nhập khẩu nhóm máy móc, thiết bị, phụ tùng, dụng cụ, nhập nguyên phụ liệu dệt may, da giày… Tính cho đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam. Cán cân thương mại của Việt Nam đối với thị trường này vẫn trong xu hướng thâm hụt lớn do sự chênh lệch về tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng đáng kể. Cụ thể như năm 2013, nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 28,4% trong khi xuất khẩu chỉ tăng 7,0% nên mức nhập siêu đối với thị trường này đã lên tới 23,8 tỷ USD, tăng mạnh so với năm 2012 (khoảng 44,5%)… Tẩy chay hàng Trung Quốc kém chất lượng Cũng liên quan thái độ ứng xử với hàng hóa Trung Quốc, ở khía cạnh khác TS Nguyễn Minh Phong – chuyên gia kinh tế độc lập cho biết: “Đây là phản ứng tự nhiên của người dân, bản thân Trung Quốc cũng từng tiến hành tấy chay hàng hóa nước khác khi hai nước có xung đột trên biển’. Dẫn chứng cụ thể, TS Nguyễn Minh Phong cho biết cách đây không lâu, khi Trung Quốc và Nhật Bản có tranh chấp quần đảo Điếu Ngư – Senkaku, chính người dân Trung Quốc cũng đưa ra kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật Bản. Theo TS Phong, việc người dân trong lúc này bức xúc trước hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam của Trung Quốc đưa ra lời kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc là điều dễ hiểu về mặt tâm lý nhưng về kinh tế nếu thực hiện “tẩy chay’ hàng Trung Quốc nên dựa trên cơ sở: “Tẩy chay” hàng Trung Quốc kém chất lượng để bảo vệ người tiêu dùng. “Tẩy chay” nhưng phải lựa chọn mặt hàng trên nguyên tắc đảm bảo: Nếu là mặt hàng tiêu dùng hàng ngày thì phải có sản phẩm nhập từ nước khác với giá thành tương đương hoặc phải có hàng sản xuất trong nước để thay thế.. Còn với nguyên liệu, máy móc sản xuất thì phải cân nhắc có nguồn thay thế. Tất cả phải dựa trên nguyên tắc “tẩy chay” nhưng không ảnh hưởng kinh tế của Việt Nam”, TS Nguyễn Minh Phong phân tích.

Để sở hữu sản phẩm với giá ưu đãi hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm hãy gọi cho chúng tôi theo số 0868.843.815 / 0868.843.825 / 0246.663.2233 / 0246.663.2277.