Hướng dẫn sử dụng Tủ nấu cơm ANY Việt Nam

1. Vị trí lắp đặt

  • Đặt Tủ nấu cơm vào nơi bằng phẳng, cố định tủ bằng cách nhấn chốt khóa bánh xe.

  • Lắp hệ thống tiếp địa cho thiết bị (Đối với tủ sử dụng nguồn điện 220V hoặc 380V)

  • Nối dây tủ với nguồn điện 220V/50Hz hoặc 380V/50Hz, không mắc chung nguồn với nhiều thiết bị khác.

  • Tủ nấu cơm gas ANY Việt Nam cung cấp sử dụng gas với áp suất 2800Pa nên khi sử dụng nắp van gas hạ áp (Lắp bình gas qua van gas hạ áp)

  • Tránh nơi ẩm thấp hoặc có nhiệt độ cao.

Hướng dẫn sử dụng tủ nấu cơm

2. Hướng dẫn sử dụng Tủ nấu cơm cơ bản:

Tủ nấu cơm cơ bản là dòng Tủ nấu cơm dùng điện (Điện câm),Tủ  nấu cơm gas hoặc Tủ nấu điện kết hợp dùng gas phòng khi mất điện vẫn có thể nấu được bình thường. So với các dòng tủ khác thì Tủ nấu cơm cơ bản sử dụng dễ dàng vì cơ chế sử dụng đơn giản.

 

– Bước 1: Khi mới mua về ta đấu nối vào hệ thống điện chọn 1 trong các phương án sau:

  • Đấu trực tiếp vào hệ thống điện.
  • Đấu quan cầu giao điện.
  • Đấu qua 1 aptomat để an toàn khi sử dụng

– Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật trước khi nấu:

  • Kiểm tra nguồn nước cấp tự động cho buồn đốt, kiểm tra nước trong buồn đốt và cho nước vào khay khoảng gần 1 đốt ngón tay tùy loại gạo.
  • Kiển tra nguồn điện cấp “Nguồn điện nếu nấu bằng điện” Nếu nguồn điện cấp cho tủ đã có ta tiến hành bước tiếp theo (Lưu ý: để an toàn khi sử dụng thiết bị điện thì chúng ta tiến hành tiếp địa khi lắp đặt tủ)

– Bước 3: Tiến hành nấu cơm nếu Bước 1 và Bước 2 đã OK:

  • Bật nguồn và bấm thời gian để đun khoản 40-50 phút thì chúng ta ngắt nguồn.
  • Thời gian nấu cơm mất khoảng 40-50 phút chúng thì hệ thống tự động ngắt nguồn để tủ giảm áp xuất cũng vừa để ủ cơm.
  • Sau khoảng 10-15 phút tắt nguồn ta mới được lấy cơm ra.

3. Hướng dẫn sử dụng tủ nấu cơm điện Aptomat:

Tủ nấu cơm điện aptomat là dòng tủ nấu cơm công nghiệp rất quang trọng đối với các bếp ăn tập thể, giúp chúng ta có thể nấu nhiều suất ăn chỉ mất thời gian 40 – 50 phút nấu. Tủ nấu cơm dựa trên nguyên lý chín bằng hơi ở nhiệt độ áp suất cao nên giúp hạt cơm chín lục, ngon hấp dẫn, tiết kiệm gạo và không có cháy, cơm tơi xốp hơn so với việc chúng ta dùng nồi nấu cơm công nghiệp. Giảm nhân lực cho nhà bếp, ngoài nấu cơm thông thường tủ còn được dùng cho nhiều mục đích khác nhau

3.1  Ưu điểm của Tủ nấu cơm điện Aptomat

Trong Tủ nấu cơm điện Aptomat sử dụng Khởi động từ (Contactor)  có chức năng: Khi cấp nguồn trong mạch điện điều khiển bằng với giá trị điện áp định mức của Contactor vào hai đầu cuộn dây quấn trên phần lõi từ đã được cố định trước đó thì lực từ sinh ra sẽ hút phần lõi từ di động và hình thành mạch từ kín

Khởi động từ

  • Tủ hấp công nghiệp này ngoài việc sử dụng cho việc nấu cơm còn được sử dụng cho nhiều mục đích khác như hấp sôi, giò chả, xúc xíc v.v…
Bảng điều khiển tủ nấu cơm điện Aptomat

Bảng điều khiển tủ nấu cơm điện Aptomat

  • Tủ còn sử dụng hấp các sản phẩm khác ở nhiệt độ và áp suất cao vì được hỗ trợ bởi các chức năng hiện đại như:
  • Đặt thời gian nấu tự động: Với chức năng này chúng ta không phải canh thời gian nấu cơm như những tủ cơ bản và cũng có thể đặt thời gian luộc giò chả hay hấp gà, hải sản … áp dụng cho nhiều mục đích khách nhau.
  • Khống chế nhiệt độ: Với chức năng này chúng ta có thể dùng hấp, ủ cơm hay luộc hấp sản phẩm nào đó đòi hỏi ở mức nhiệt độ nhất định. Khi sử dụng hệ thống khống chế nhiệt này thì khi nhiệt độ đạt mức thiết lập thì tủ tự ngắt điện và khi nhiệt độ xuống thì Tủ tự động bật trở lại.
  • Đồng hồ báo nhiệt: Với chức năng này giúp ta có thể theo dõi được nhiệt độ bên trong của tủ.

3.2  Hướng dẫn sử dụng tủ nấu cơm điện Aptomat

– Bước 1: Khi mới mua về ta đấu nối vào hệ thống điện chọn 1 trong các phương án sau:

  • Đấu trực tiếp vào hệ thống điện.
  • Đấu quan cầu giao điện.
  • Đấu qua 1 aptomat để an toàn khi sử dụng

 – Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật trước khi nấu:

  • Kiểm tra nguồn nước cấp tự động cho buồn đốt, kiểm tra nước trong buồn đốt và cho nước vào khay khoảng gần 1 đốt ngón tay tùy loại gạo.
  • Kiển tra nguồn điện cấp “Nguồn điện nếu nấu bằng điện”  Nếu nguồn điện cấp cho tủ có điện thì Ok, ta tiến hành bước tiếp theo (Lưu ý: để an toàn khi sử dụng thiết bị điện thì chúng ta tiến hành tiếp địa khi lắp đặt tủ)
  • Kiểm tra đèn màu đỏ (5).1 sáng báo cho chúng ta biết tủ đã có điện chờ hoạt động. Còn đèn xanh (5).2 sáng báo tủ đang hoạt động; Nếu đèn xanh không sáng tủ không hoạt động.
  • Sử dụng Aptomat (1): Ở Aptomat (1) đầu tiên chúng ta đặt thời gian nấu cơm (1).1 về 50 phút. Sau đó chúng ta bật Aptomat (1).2 để tủ bắt đầu hoạt động. Sau khoảng thời gian bạn đã thiết lập (1).1 thì Aptomat (1).1 sẽ tự động ngắt. Khi đó chúng ta chờ khoảng 10 ~15 phút để áp suất trong tủ giảm chúng ta mới được mở tủ ra để lấy đồ.
  • Sử dụng chức năng khống chế nhiệt độ (2): Với chức năng này thì tủ hoạt động theo nhiệt độ mà chúng ta khống chế nhiệt, đủ nhiệt tủ sẽ ngừng và xuống trên 5℃ tủ hoạt động trở lại. Nếu chúng ta không sử dụng chức năng này thì vặn về 0℃; Chức năng này phù hợp cho việc hấp ủ cơm hay sử dụng cho việc hấp sản phẩm mà bạn muốn khống chế ở nhiệt độ nào đó. Nếu bạn nấu cơm ở chức năng này thì chúng ta đặt nhiệt độ 105℃ (Bấm thời gian khoảng 50 phút chúng ta tắt nó và sau 15 phút để hạ áp suất mới được mở tủ lấy đồ)
  • Sử dụng chức năng khống chế thời gian (3): Nếu đặt ở 0 phút tủ không hoạt động; Ở Time thì tủ luôn hoạt động; Bạn thiết lập ở số phút trong khoảng 0 ~ 60 phút thì tủ sẽ hoạt động đúng như số phút bạn đặt (Lưu ý: Tắt tủ khoảng 15 phút để giảm áp suất mới được mở tủ.)

3.3 Lưu ý: Trước khi nấu cần kiểm tra nguồn nước cấp cho tự động cho tủ còn hoạt động không, nếu để cạn nước tủ sẽ cháy buồng đốt.

4. Hướng dẫn sử dụng Tủ nấu cơm dùng Gas:

Tủ nấu cơm dùng gas đây là dòng tủ nấu cơm cơ bản dùng gas thường được các nhà, trường học, bệnh viện … sử dụng với ưu điểm có thể nấu lưu động không phụ thuộc nguồn điện, dễ dàng lắp đặt và sử dụng .
  • Bước 1: Chuẩn bị cho việc sử dụng tủ nấu cơm dùng gas
  • Bình gas để cúng cấp cho việc đun nấu bằng gas.
  • Sử dụng van gas hạ áp (Van gas Namilux NA-336S-VN)
  • Lắp (6) vào bình gas, nối (4) kết nối với đầu vào gas (1) của tủ qua dây dẫn cấp gas.

Bảng điều khiển tủ nấu gas

  • Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật trước khi nấu:
  • Kiểm tra nguồn nước cấp tự động cho buồn đốt, kiểm tra nước trong buồn đốt và cho nước vào khay khoảng gần 1 đốt ngón tay tùy loại gạo.
  • Kiển tra nguồn cấp tra gas cho tủ .
  • Bước 3: Tiến hành nấu cơm nếu Bước 1 và Bước 2 đã OK:
  • Mở khóa bình gas và khóa chốt an toàn (5) của Van gas hạ áp. Tiếp đến nhấn và vặn (2) như bếp gas gia đình để bật bếp (Tủ sử dụng hệ thống đánh lửa magneto tự động và điều chỉnh ngọn lửa theo mũi tên của (2). Ta có thể thăm ngọn lửa của bếp gas qua lỗ nhòm (3) để quan sát bếp có hoạt động hay không.
  • Bước4: Chờ tủ nấu và tắt bếp:
  •  Bấm thời gian để đun khoản 40-50 phút thì chúng ta ngắt nguồn.
  • Thời gian nấu cơm mất khoảng 40-50 phút chúng thì hệ thống tự động ngắt nguồn để tủ giảm áp xuất cũng vừa để ủ cơm.
  • Sau khoảng 10-15 phút tắt nguồn ta mới được lấy cơm ra.
  • Lưu ý khi mở cử tủ người mở nên né đằng sau cánh cửa để tránh hơi nóng của tủ khi mở cánh tủ.

5. Hướng dẫn sử dụng Tủ nấu cơm điện tử:

Tủ nấu cơm điện tử là dòng tủ nấu cơm công nghiệp hiện đại nhất hiện nay, được sử dụng bảng điều khiển điện tử. Tủ nấu cơm điện tử được đa phần các bếp ăn nhà nhà hàng lựa chọn bởi: Nấu được nhiều suất ăn, nhiều chức năng khác nhau, độ bền cao, công nghệ tiên tiến

5.1  Ưu điểm của Tủ nấu cơm điện điện tử

Tủ nấu cơm điện tử sử dụng Khởi động từ (Contactor)  có chức năng: Khi cấp nguồn trong mạch điện điều khiển bằng với giá trị điện áp định mức của Contactor vào hai đầu cuộn dây quấn trên phần lõi từ đã được cố định trước đó thì lực từ sinh ra sẽ hút phần lõi từ di động và hình thành mạch từ kín

Khởi động từ

  • Tủ hấp công nghiệp này ngoài việc sử dụng cho việc nấu cơm còn được sử dụng cho nhiều mục đích khác như hấp sôi, giò chả, xúc xíc v.v…

  • Tủ còn sử dụng hấp các sản phẩm khác ở nhiệt độ và áp suất cao vì được hỗ trợ bởi các chức năng hiện đại như:

  • Đặt thời gian nấu tự động: Với chức năng này chúng ta không phải canh thời gian nấu cơm như những tủ cơ bản và cũng có thể đặt thời gian luộc giò chả hay hấp gà, hải sản … áp dụng cho nhiều mục đích khách nhau.
  • Khống chế nhiệt độ: Với chức năng này chúng ta có thể dùng hấp, ủ cơm hay luộc hấp sản phẩm nào đó đòi hỏi ở mức nhiệt độ nhất định. Khi sử dụng hệ thống khống chế nhiệt này thì khi nhiệt độ đạt mức thiết lập thì tủ tự ngắt điện và khi nhiệt độ xuống thì Tủ tự động bật trở lại.
  • Đồng hồ báo nhiệt: Với chức năng này giúp ta có thể theo dõi được nhiệt độ bên trong của tủ.
  • Lưu ý: Hỗ trợ chức năng chuyển sang chế độ nấu cơ học khi mà hệ thống bảng điều khiển gặp sự cố.

5.2  Hướng dẫn lắp đặt

Khi mới mua về ta đấu nối vào hệ thống điện chọn 1 trong các phương án sau:

  • Đấu trực tiếp vào hệ thống điện.
  • Đấu quan cầu giao điện.
  • Lắp đặt dây tiếp địa.
  • Đấu qua 1 aptomat hoặc cầu giao, không sử dụng chung đường dây điện với thiết bị khác.

Bảng điều khiển điện tử 

5.3 Hướng dẫn sử dụng

Trước khi nấu cần kiểm tra nguồn nước cấp cho tự động cho tủ còn hoạt động không, nếu để cạn nước tủ sẽ cháy buồng đốt.

5.3.1 Hướng dẫn chức năng nấu điện tử:

Để nấu chức năng bảng điều khiển điện tử, ta bật công tắc (1) về vị trí (1.1) khi đó ta thực hiện các bước tiếp theo

– Bước 1:

  • Nếu nguồn điện màn hình điều (3) và đèn Power (3.9) chưa sáng thì ta nhấn (3.1)
  • Để cài đặt các thông số nhấn (3.1) và chọn (3.3) để tăng còn muốn giảm nhấn (3.6)
  • Cài đặt nhiệt độ (3.4) nếu muốn thiết lập.
  • Cài đặt thời gian (3.7)
  • Nhấn để bắt đầu chạy nhất (3.5), tủ hoạt động thì đèn (3.10)
  • Bước 2: Khi tủ ngắt điện thì chờ tủ hạ áp suất đồng thời ủ để cơm giáo dựa thì chúng ta mới được mở tủ.

5.3.2 Hướng dẫn chức năng náu cơ học:

Nấu cơ học: đây là chức năng dự phòng trong trường hợp bảng điều khiển điện tử bị lỗi thì chúng ta vẫn có thể nấu cơm bình thường. Để bật chức năng này chúng ta bật công tắc (1) về vị trí (1.2) sau đó chọn 1 trong 2 cách nấu sau:

  • Sử dụng chức năng khống chế nhiệt độ (4): Với chức năng này thì tủ hoạt động theo nhiệt độ mà chúng ta khống chế nhiệt, đủ nhiệt tủ sẽ ngừng và xuống trên 5℃ tủ hoạt động trở lại. Nếu chúng ta không sử dụng chức năng này thì vặn về 0℃; Chức năng này phù hợp cho việc hấp ủ cơm hay sử dụng cho việc hấp sản phẩm mà bạn muốn khống chế ở nhiệt độ nào đó. Nếu bạn nấu cơm ở chức năng này thì chúng ta đặt nhiệt độ 105℃ (Bấm thời gian khoảng 50 phút chúng ta tắt nó và sau 15 phút để hạ áp suất mới được mở tủ lấy đồ)
  • Sử dụng chức năng khống chế thời gian (2): Nếu đặt ở 0 phút tủ không hoạt động; Ở Time thì tủ luôn hoạt động; Bạn thiết lập ở số phút trong khoảng 0 ~ 60 phút thì tủ sẽ hoạt động đúng như số phút bạn đặt (Lưu ý: Tắt tủ khoảng 15 phút để giảm áp suất mới được mở tủ.)

 

5. Hướng dẫn vệ sinh

  • Chúng ta nên kiểm tra định kỳ và vệ sinh tủ. Nên lau chùi tủ luôn sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

  • Kiển tra nguồn nước cấp cho tủ.

  • Kiểm tra vệ sinh thanh nhiệt thường xuyên bằng rẻ mền tránh bám cặn đá vôi làm giảm khả năng gia nhiệt và làm cho thanh nhiệt dễ cháy.

  • Khi lau chùi vệ sinh tủ hoặc khi không dùng tủ trong thời gian dài nên rút nguồn ổ cắm điện ra.

  • Trường hợp tủ của chúng ta có vấn đề hoặc cần hỗ trợ thì hãy liên hệ ngay cho nhà sản xuất.

Để sở hữu sản phẩm với giá ưu đãi hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm hãy gọi cho chúng tôi theo số 0868.843.815 / 0868.843.825 / 0246.663.2233 / 0246.663.2277.